Elon Musk: Hành trình khởi nghiệp của một thiên tài về công nghệ như thế nào

Bình luận · 380 Lượt xem

Elon Musk, một trong những gã tỷ phú có tầm ảnh hưởng nhất thế giới về hành trình khởi nghiệp. Từ những ý tưởng được xem là viển vông, những thất bại tưởng chừng như không thể vực dậy đến sự thành công khiến cả th?

I. Elon Musk là ai?

Elon Musk được biết đến như một thiên tài trong làng công nghệ. Ông am hiểu đa dạng lĩnh vực từ khoa học vũ trụ, công nghệ xe hơi điện đến năng lượng mặt trời. Nhờ đó, Elon Musk còn nhiều người còn ví von là “Edison của thời đại chúng ta”.

người đứng sau Tesla và SpaceX
Hiện ông đang là “gã khổng lồ” đứng sau cái tên tuổi của hãng xe điện Tesla và công ty vũ trụ SpaceX.

Được biết, Elon Musk xuất thân từ một gia đình gồm rất nhiều người tài giỏi. Cụ thể như bà cố là nữ bác sĩ chỉnh xương đầu tiên ở Canada; ông bà của ông là những người đầu tiên bay từ Nam Phi đến Úc trong một chiếc máy bay một động cơ; cha là một kỹ sư kiêm doanh nhân nối tiếp chuyên đầu tư vào các mỏ ngọc ở Zambia; còn mẹ là một chuyên gia dinh dưỡng và thời trang. Chính vì thế mà ngay từ nhỏ Elon Musk đã sớm bộc lộ tài năng của một thiên tài “chính hiệu”. Ông đã bắt đầu tự học lập trình và bán những mã code của trò video game đầu tiên của mình với giá 500 USD khi chỉ mới 12 tuổi.

Năm 17 tuổi, ông đã từ bỏ Pretoria (Nam Phi) quê nhà của Musk để sang Canada và Mỹ để theo đuổi con đường học vấn. Lúc đó, mối quan hệ của ông và cha không được tốt nên đã tự thân đi làm thêm, xin học bổng và nhờ đến các khoản vay sinh viên để trang trải việc học. Kết thúc đại học, Musk nợ khoảng 100.000 USD.

II. Hành trình khởi nghiệp bắt đầu

1. Zip2 – công ty khởi nghiệp đầu tiên

Năm 1995, Elon Musk 24 tuổi và em trai Kimbal nhỏ hơn Elon một tuổi cùng nhau lập công ty đầu tiên – Zip2. Đây là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ trang vàng hướng dẫn du lịch trực tuyến cho các từ báo như New York Times, Chicago Tribune.  Sau 4 năm, công ty được bán với giá 307 triệu USD, trong đó, Musk bỏ túi 28 triệu đô.

2. Công ty tài chính trực tuyến X.com

Cùng năm 1999 này, Musk tiếp tục thành lập công ty tài chính trực tuyến X.com với số tiền mình đã kiếm được. Một thời gian sau, công ty được sáp nhập vào Confinity (tiền thân của Paypal). Đến năm 2003, ông đã bán lại PayPal (ước tính 11,7% cổ phần) cho eBay với giá 1,5 tỷ USD.

 3. Công ty công nghệ Everdream Corporation

Năm 1998, Elon Musk trở thành đồng sáng lập công ty công nghệ Everdream Corporation cùng với người anh họ Lyndon Rive. Ban đầu, Everdream là công ty tư nhân chuyên cung cấp các giải pháp quản lý máy trạm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ. Không những thế, công ty còn đảm nhiệm dịch vụ quản lý và sửa lỗi phần mềm, diệt virus, thực hiện backup dữ liệu và mã hóa dữ liệu.

Mặc dù thời gian này, Musk vẫn đang Paypal, Musk vẫn luôn quan tâm đến Everdream và góp vốn ở vòng gọi vốn thứ tư. Cho đến năm 2007, Rive cùng anh trai sinh đôi của mình là Russ bán lại Everdream cho Dell.

4. Space Exploration Technologies (SpaceX)

Vào tháng 5 năm 2002, Musk thành lập SpaceX đơn vị chế tạo hàng không vũ trụ kiêm công ty dịch vụ vận tải không gian, nắm giữ cương vị CEO kiêm nhà thiết kế chính.

Đây được xem là một ý tưởng khởi nghiệp viển vông và khá điên rồ từ Musk. Bởi chẳng ai tưởng tượng được rằng với số vốn ít ỏi và vị trí khiêm tốn mà Musk đang sở hữu lại muốn thực hiện một lĩnh vực đặc thù vốn thuộc về các dự án quốc gia. Trong khi đó, chính phủ phải tốn hàng tỷ USD để nghiên cứu với đội ngũ hàng nghìn kỹ sư đầu ngành trong nhiều năm.

Vào năm 2008, SpaceX giành được hợp đồng thực hiện các chuyến bay tới trạm vũ trụ quốc tế cho NASA trị giá 1,6 tỷ USD.

Hành trình khởi nghiệp của Elon Musk
9 công ty mà Elon Musk khởi nghiệp theo từng giai đoạn
5. Đầu tư vào Tesla Motors

Năm 2004, ông gia nhập Tesla Motors – công ty sản xuất xe điện và không lâu sau đó Musk được bổ nhiệm làm CEO của công ty.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 2008, Musk đón nhận tin vui, xe điện Roadster, dòng xe điện đầu tiên của Tesla được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Năm 2012, mẫu xe Model S của công ty Tesla, đạt danh hiệu “Xe của năm” và được coi là dòng xe điện tốt nhất từ trước tới nay.

6. Công ty SolarCity

Năm 2006, ông đã giúp anh họ của Musk, Lyndon Rive, thành lập SolarCity dựa trên ý tưởng ban đầu của Musk. Đây là một công ty dịch vụ năng lượng mặt trời (hiện là công ty con của Tesla). Theo đó, Musk trở thành chủ tịch và là cổ đông lớn nhất của SolarCity.

7. Công ty OpenAI

Năm 2015, Elon Musk đồng sáng lập OpenAI, một công ty nghiên cứu phi lợi nhuận nhằm mục đích thúc đẩy trí tuệ nhân tạo thân thiện.

8. Công ty Neuralink

Vào tháng 7 năm 2016, ông đồng sáng lập Neuralink, một công ty công nghệ tập trung vào phát triển giao diện máy tính trí tuệ.

9. Công ty The Boring Company

Đây là một công ty xây dựng cơ sở hạ tầng và đường hầm tập trung vào các đường hầm được tối ưu hóa cho xe điện được Musk thành lập vào năm 2016.

III. “Lớn lên” từ thất bại

Khởi nghiệp nhiều là vậy, nhưng thất bại vẫn luôn là điều không thể tránh khỏi bao gồm cả một thiên tài như Elon Musk. Trong suốt hành trình khởi nghiệp của mình, ông đã phải trải qua nhiều sự vấp ngã, thất bại giống như bao người khác mới tìm đến vinh quang như hiện nay.

Bị loại khỏi chiếc ghế CEO

Năm 24 tuổi, lần đầu tiên Musk khởi nghiệp, cũng là lần đầu tiên thành công với công ty Zip2, Elon Musk chưa thực sự nếm trải được “trái đắng” của sự thất bại.

Sự khao khát và yêu cầu muốn trở thành CEO của Musk bị ban quản trị từ chối. Họ cho rằng ông thiếu trách nhiệm và kinh nghiệm điều hành. Thay vào đó, ông được chọn làm giám đốc thông tin và không có quyền kiểm soát sau cùng với tầm nhìn của công ty.

Thất bại trong việc điều hành Paypal

Trong những năm thành lập và điều hành PayPal, Musk bất đồng quan điểm với cộng sự CTO Max Levchin. Ông muốn sử dụng phần mềm Microsoft chứ không phải Unix. Mâu thuẫn này đã dẫn đến những khó khăn cho Paypal, cụ thể là thâm hụt 10 triệu USD mỗi tháng. Đồng thời nó cũng khiến cho sự nghiệp của Musk đi xuống nghiêm trọng. Vì thế, quyết định nhượng quyền điều hành Paypal lại cho eBay đã được Musk lựa chọn.

Những chiếc tên lửa tốn kém

Giai đoạn đầu phát triển công ty SpaceX, Elon Musk đã phải chi rất nhiều tiền, tốn rất nhiều công sức để “phá hỏng” nhiều tên lửa. Ông đã dành ra hơn 16 tháng, đổ vào công ty 100 triệu USD với mục đích chế tạo tên lửa nhưng ba chiếc tên lửa đầu tiên đã phát nổ trước khi tiến vào quỹ đạo bay. Điển hình là tên lửa Falcon 9 trị giá 50 triệu USD phát nổ trước khi tiến vào quỹ đạo bay vào tháng 6/2016. Vụ nổ này một lần nữa khiến người ta tưởng rằng SpaceX có thể bị sụp đổ tại thời điểm đó.

Thế nhưng Elon Musk thời điểm đó không hề nản chí, mà ngược lại ông đã miệt mài nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân tên lửa liên tục phát nổ trước khi vào không gian. Nhờ đó, chỉ trong vòng 2 tháng sau, ông đã tìm ra điểm lỗi cốt lõi trong việc thiết kế và sản xuất những chiếc tên lửa này. Chiếc tên lửa thứ 4 đó đã thành công và giúp công ty ông thu về hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD với NASA. Từ đó về sau, dưới sự dẫn dắt tài ba của Elon Musk cũng giúp SpaceX trở thành một trong những tập đoàn trị giá tỷ đô như hiện nay.

IV. 5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hành trình khởi nghiệp của Elon Musk

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện”

Câu nói của Thomas Edison dường như hoàn toàn chính xác khi nói về cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú Elon Musk. Thực tế, có thể thấy, Elon Musk đã trải qua rất nhiều thất bại, đôi khi tưởng chừng như phá sản nhưng ông đã không bỏ cuộc. Thay vào đó là kiên trì làm việc, nghiên cứu, kiên trì với những mục tiêu đam mê của mình mới có được hôm nay.

Đi trước thời đại

Những năm 2001 – 2002, khi thế giới vẫn còn đang lĩnh hội về sức mạnh của Internet, Elon Musk đã từng làm cho thế giới phải kinh ngạc khi lựa chọn phát triển một công ty về hàng hàng không vũ trụ.

Câu nói Musk luôn khẳng định trong hành trình khởi nghiệp của mình.
Tôi không kinh doanh, tôi chỉ đơn giản theo đuổi những mục tiêu của mình_Musk khẳng định.

Ông dành khá nhiều thời gian và tiền bạc để khám phá những ý tưởng điên rồ, thực hiện các dự án giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và tính bền vững; có sự ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của thế giới. Nhờ đó, Elon Musk cũng trở thành một trường hợp nghiên cứu điển hình về sự tồn tại giữa phá sản.

Tìm giải pháp tốt nhất

Năm 2004, Musk yêu cầu giám đốc các dự án nâng cấp của SpaceX tìm ra thiết bị truyền động giúp tên lửa Falcon 1 có thể tự điều khiển trong giai đoạn thứ hai.

Vị giám đốc đã được báo giá 120.000 USD cho một thiết bị truyền động bằng điện. Musk cười và nói rằng:

 “Thiết bị này còn không phức tạp bằng một chiếc cửa mở nhà để xe. Ngân sách cho anh là 5.000 USD để vận hành nó”

Kết quả, người giám đốc đã dành 9 tháng để thiết kế và xây dựng thiết bị theo yêu cầu của Musk với số tiền chỉ 3.900 USD.

Tối ưu hóa

Hãng xe Tesla của Elon Musk luôn được nâng cấp thường xuyên giống như những ứng dụng trên điện thoại. Bởi ông muốn chiếc xe phải trở nên tốt hơn chứ không thể nào giậm chân tại chỗ. Hay nói cách khác là Musk luôn muốn tối ưu hóa thiết bị ở mức độ cao hơn.

Mơ lớn và làm việc chăm chỉ

Không giống như bao người khác, Elon Musk luôn mơ lớn và làm việc điên cuồng lên tới 80 giờ mỗi tuần. Nhiều người gọi Musk là sự khác biệt giữa một huyền thoại và kẻ điên.

Nhưng cũng chính kẻ điên đó đã tạo ra rất nhiều công ty huyền thoại. Cụ thể như Tesla, SpaceX hay là hệ thống tàu siêu tốc Hyperloop, nhà máy pin khổng lồ Gigafactory 1 nằm giữa sa mạc Nevada ở Mỹ; hay thành lập tổ chức chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và đảm bảo công nghệ không phá hủy nhân loại.

Vị tỷ phú này đã chứng minh cho thế giới thấy giấc mơ của mình lớn đến mức nào và nó đã trở thành hiện thực ra sao.

Bình luận