Các Tác hại của DoS là gì? Cách thức phòng chống DoS mới nhất

Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, các cuộc tấn công mạng cũng trở nên ngày một nguy hiểm hơn. Vì thế, việc tìm hiểu về các cách thức, những tác hại cũng như cách để phòng tránh chúng và DoS/ DDoS là những cách thức

DDoS là gì?

DDoS là viết tắt của Distributed Denial of Service, tạm dịch tấn công từ chối dịch vụ phân tán và đây là phiên bản nâng cấp của DoS.

Đặc điểm của DDoS là chúng khó bị phát hiện hơn, có nhiều hệ thống hoặc mạng lưới lớn và nhắm vào tấn công một mục tiêu duy nhất từ nhiều nguồn. Từ đó, dẫn đến tình trạng máy chủ của mục tiêu bị sập và không thể xử lý thêm bất cứ một yêu cầu nào nữa.

DDoS lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 2018. Đối tượng của cuộc tấn công này nhắm đến là dịch vụ lưu trữ mã nguồn GitHub.

Dấu hiệu nhận biết DoS/ DDoS

Nếu website, hệ thống của bạn trong trạng thái chưa bị sập hẳn bạn sẽ rất khó phân biệt đâu là dấu hiệu của bị nhiễm virus, đâu là dấu hiệu của DDoS/ DoS. Tuy nhiên, chúng có những dấu hiệu phổ biến sau đây:

  • Có lượng truy cập bất thường với khối lượng rất lớn
  • Quá trình sử dụng website bỗng dưng bị chậm một cách bất thường
  • Lượng yêu cầu, lượng thư rác đột nhiên tăng lên gây quá tải
  • Băng thông bị sụt giảm nghiêm trọng

Và tệ nhất, website, hệ thống của bạn hoàn toàn bị sập và không thể truy cập được.

tac-hai-cua-dos

Những tác hại khủng khiếp của DoS

Những cuộc tấn công mạng luôn mang lại những hậu quả khôn lường đối với người sở hữu hệ thống, ứng dụng hay website và còn cả người dùng. Từ những hậu quả như chịu tổn thất về mặc dữ liệu, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng; “vạ lây” đến website khác cũng như nhà cung cấp dịch vụ (tác hại của DDoS).

Sụp đổ hệ thống

Khi bị tấn công DoS, tỉ lệ trang web, hệ thống hay ứng dụng của bạn bị sập và người dùng hay chính bạn cũng không thể truy cập vào được.

Đồng nghĩa với việc, trong trường hợp là một doanh nghiệp hay một người kiếm tiền từ dịch vụ của trang web, hệ thống hay ứng dụng của mình, bạn sẽ không kiếm được doanh thu nếu website/ dịch vụ của bạn đã bị sập. Điều này sẽ gây ra trải nghiệm tồi tệ đến với khách hàng.

Tệ hơn, công sức SEO web của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu Google thu thập dữ liệu và đánh giá website của bạn hoạt động bất bình thường.

Nếu bạn không sao lưu lại dữ liệu của mình và nhanh chóng khôi phục lại hệ thống, có thể bạn sẽ gặp rắc rối khi Google không tìm thấy các internal links.

tac-hai-cua-dos

Tạo ra lỗ hổng bảo mật lớn

Sau cuộc tấn công, hệ thống và bạn sẽ tập trung vào việc nhanh chóng khôi phục lại trang web và các dịch vụ của mình trở lại trạng thái bình thường; có thể hệ thống bảo mật của bạn đã ngừng hoạt động và chưa được kích hoạt lại sau cuộc tấn công hoặc chưa được vá lỗ hổng.

Điều này sẽ khiến các hacker quay trở lại và tấn công trang web của bạn bằng cửa hậu – backdoor, gây tê liệt trang web, hệ thống của bạn một lần nữa.

Vì thế, tốt hơn hết, bạn nên tập trung nguồn lực vào việc vá các lỗ hổng trên hệ thống, website và dịch vụ của mình trước. Sau đó, bạn có thể nhanh chóng đưa dịch vụ, website của mình quay trở lại trạng thái online.

Ảnh hưởng lên hosting và server

Đối với các cuộc tấn công DDoS, nếu website của bạn đã bị tấn công và bạn đang sử dụng dịch vụ lưu trữ shared hosting, rất có thể bạn đang là một nạn nhân. Thậm chí, nguy hiểm hơn, bạn đang là bàn đạp để chúng tiếp tục tấn công lên các website khác cùng server và gây thiệt hại cho nhà cung cấp dịch vụ share hosting.

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt toàn bộ hệ thống.

Mất thời gian và tiền bạc

Nếu bạn đã sao lưu lại dữ liệu của mình, bạn sẽ tốn thời gian để khôi phục chúng trở lại trạng thái trước khi bị tấn công. Tuy nhiên, nếu bạn không sao lưu lại, có khả năng bạn sẽ mất sạch dữ liệu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của bạn.

Cuộc tấn công sẽ gây ảnh hưởng đến dữ liệu, trải nghiệm của người dùng, bạn sẽ phải thuê chuyên gia để khôi phục lại hệ thống và đôi khi bạn sẽ phải thay đổi nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến việc mất tiền và mất thời gian.

Cách để ngăn ngừa DoS

Thường xuyên sao lưu dữ liệu

Thường xuyên sao lưu dữ liệu là một trong những phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất! Nếu bạn thường xuyên sao lưu, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại khi website của bạn sập xuống.

Bạn cũng sẽ trở nên chủ động hơn trong việc phòng tránh DoS/ DDoS của mình.

tac-hai-cua-dos

Sử dụng tường lửa

Nếu website, các dịch vụ bạn cung cấp có liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử hay một lượng người dùng khổng lồ, bạn nên quan tâm và đầu tư vào hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng chống DoS/DDoS để tránh những thiệt hại đáng tiếc khi chúng diễn ra.

Và ngăn chặn trước khi các cuộc tấn công diễn ra sẽ là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất.

Sử dụng CDN

CDN – Content Delivery Networks tạm dịch là mạng lưới phân phối nội dung. Dịch vụ này không nhằm để chống lại các cuộc tấn công DoS/DDoS mà chúng sẽ cho phép một lượng truy cập khổng lồ diễn ra, hay ngắn gọn hơn là hấp thụ cuộc tấn công.

Tuy nhiên, việc hấp thụ được toàn bộ hay không sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Khối lượng cuộc tấn công có lớn hơn dung lượng bạn có, hệ thống chịu được hay không.
  • Không phải bất cứ trang web, nội dung trong website nào cũng đều có thể sử dụng CDN.
  • CDN không thể bảo vệ được các ứng dụng.
  •  

Đến đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về DoS là gì, DDoS là gì, những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tấn công DoS/ DDoS cũng như những tác hại của DoS/ DDoS khủng khiếp đến mức nào. Tino Group mong rằng bạn sẽ có thể phòng tránh được toàn bộ những cuộc tấn công mạng và giữ cho hệ thống, website luôn được an toàn.

Những câu hỏi thường gặp về tác hại của DoS

DoS và DDoS, cái nào có hại hơn?

Cả 2 đều mang lại những tác hại khôn lường. Tuy nhiên, DDoS mang lại nhiều tác hại khủng khiếp hơn do chúng nhắm đến nhiều mục tiêu hơn và rất khó để xác định được chủ đích cũng như cách thức thực hiện của chúng.

Cách phòng chống DDoS cho VPS ra sao?

Cũng giống như cách phòng tránh DoS, bạn nên:

  • Thường xuyên sao lưu dữ liệu
  • Sử dụng dịch vụ tường lửa
  • Sử dụng dịch vụ mạng phân phối nội dung CDN
  • Tăng dung lượng lưu trữ và băng thông
  • Chủ động trước khi các cuộc tấn công diễn ra ngay trong lúc bình thường.

Để hiểu rõ hơn về từng cách phòng tránh cũng như cách thức DDoS diễn ra, bạn hãy tham khảo bài viết đầy đủ: Tổng hợp cách chống DDoS cho VPS hiệu quả.

Nên làm gì khi bạn nghi ngờ mình đang bị tấn công DoS?

Dù đúng hay sai, nếu nghi ngờ mình đang bị tấn công DoS, bạn nên sao lưu lại dữ liệu của mình và ngay lập tức liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ/ người có chuyên môn về bảo mật để hạn chế tối đa tác hại DoS mang lại; cũng như bạn sẽ có những lời khuyên hữu ích từ họ.

Làm cách nào để phòng chống DoS/DDoS hiệu quả 100%?

Hiện tại, không có cách nào có thể phòng chống các cuộc tấn công DoS/DDoS hiệu quả 100% được. Tuy nhiên, áp dụng nhiều biện pháp phòng tránh các cuộc tấn công DoS/ DDoS sẽ làm giảm thiểu được tối đa tác hại mang lại cho website và hệ thống của bạn.

Thường xuyên sao lưu dữ liệu cũng là một cách để phòng tránh DoS hiệu quả.


Tuấn Nguyễn

586 Blog bài viết

Bình luận