Những người tiên phong trong thanh toán di động ở Việt Nam

Bình luận · 1459 Lượt xem

Không chỉ các ngân hàng, nhiều công ty fintech, tập đoàn điện tử cũng tham gia vào thị trường này.

Thanh toán di động (Mobile Payment) ngày càng phát triển, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Tại diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF 2017), Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra các thống kê, Việt Nam đạt tỷ lệ 140 thuê bao di động trên 100 dân, gần 60 triệu thuê bao mạng 3G, 4G, công nghệ 4G đã phủ sóng 99% số quận, huyện trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ cấu dân số vàng, giới trẻ ưa thích công nghệ, tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh ở mức cao.

PHÁT TRIỂN THANH TOÁN DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (xin bài edit)

Giới trẻ Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc sử dụng di động.

Nhận thấy tiềm năng của thanh toán di động, ngành ngân hàng đã có những định hướng cụ thể đưa lĩnh vực này phát triển sâu rộng hơn, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Về công nghệ và dịch vụ, hầu hết các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, Sacombank… đã hợp tác với các đơn vị Fintech triển khai, cung ứng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng thiết bị di động. Các đơn vị này đều áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng đa phương tiện OTT (Over-The-Top) hay Tokenization.

Ngoài các phương thức thanh toán truyền thống, trong năm 2017, thị trường thanh toán Việt Nam xuất hiện thêm hai giải pháp thanh toán mới là Samsung Pay - thanh toán phi tiếp xúc an toàn bảo mật trên các máy điện thoại thông minh Samsung đời mới và thanh toán bằng mã phản hồi nhanh (QR Code).

Năm qua, các ngân hàng cũng đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái tiện ích và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhằm phổ biến ứng dụng di động (Mobile App). Nhờ ứng dụng công nghệ hiệu quả, các ngân hàng cung ứng hầu hết dịch vụ thanh toán cơ bản trên mobile như tra cứu thông tin tài khoản; kết nối thanh toán hóa đơn; nạp tiền; thanh toán sử dụng mã QR; thanh toán dịch vụ viễn thông, điện truyền hình; chuyển tiền liên ngân hàng chính xác theo thời gian thực…

Hiện, 41 ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ Mobile banking, Mobile payment; 25 tổ chức không phải ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các ứng dụng điển hình như Moca, MoMo của M_Service và QR Pay của VNPAY.

PHÁT TRIỂN THANH TOÁN DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (xin bài edit) - 1

Khách hàng trải nghiệm phương thức thanh toán di động qua mã QR tại sự kiện VEPF 2017.

Về thay đổi quan niệm, thói quen sử dụng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước chú trọng thực hiện công tác truyền thông, phổ cập kiến thức tài chính qua các diễn đàn lớn và nhận được phản hồi hết sức tích cực từ phía người dùng và doanh nghiệp.

Hướng đến một xã hội ít dùng tiền mặt

Trước tiềm năng phát triển của thanh toán di động, các chuyên gia nhận định, xu hướng thanh toán không tiền mặt nâng cao tính minh bạch, đảm bảo độ an toàn cho các giao dịch tài chính. Đồng thời, phương thức này hỗ trợ công tác quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với thu nhập cá nhân và toàn bộ nền kinh tế.

Trước bài toán phổ biến hơn nữa thanh toán di động, Ngân hàng Nhà nước cần thúc đẩy loại hình này bằng các chiến lược tài chính toàn diện quy mô quốc gia, trong đó, thanh toán di động là một cấu phần quan trọng để những tiện ích tốt nhất sớm đến được với đại bộ phận công chúng toàn xã hội.

Ngoài ra, cơ quan quản lý này cũng sẽ đóng vai trò trung tâm trong chuẩn hóa định dạng thanh toán QR code nhằm gia tăng hơn nữa tiện ích, mở rộng quy mô giao dịch của các tổ chức cung ứng dịch vụ nhờ tính liên thông và khả năng tương hợp giữa các loại mã QR khác nhau của từng tổ chức.

Bình luận