Đa dạng các phong tục đón Năm mới trên khắp thế giới

Comentários · 1273 Visualizações

Hàng năm vào đêm giao thừa, mỗi nước lại có những tập tục khác nhau để chào đón năm mới.

Bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục năm mới, từ ngắm pháo hoa đến thưởng thức các món ăn đặc biệt. Phong tục một số nước khá lạ như người Thái té nước vào nhau, người Mexico và Venezuela ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng.

da dang cac phong tuc don nam moi tren khap the gioi hinh 1
Tiền xu của Philippines. Ảnh:Gulfnews.

 

Tại Ấn Độ, Tết kéo dài trong 5 ngày và dịp Tết, không ai được phép giận dỗi và nổi cáu. Một số nơi khác thì lại có tục nhịn ăn một ngày, một đêm. Buổi sáng đầu tiên của năm mới mọi người sau khi chúc tụng nhau, dùng một chiếc túi nhỏ đựng phấn hồng xoa lên trán người đối diện chúc cho mọi sự may mắn như ý. Thanh niên đổ mực đỏ vào súng phun nước và phun vào bạn bè, người thân.

Tại Nhật Bản, để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần. Cũng như tập tục cũ ở một số nước vùng châu Á, người Nhật cho rằng vào dịp Tết, thần linh cũng như những linh hồn người thân có thể về thăm, cho nên nhà cửa được dọn dẹp thật sạch đẹp. Trước cửa mọi nhà đều có các cành thông và tre bện vào nhau tượng trưng cho sự trung thành và trường thọ. Người Nhật có thú vui mua sắm Tết và tặng quà nhau. Hàng được sắm nhiều nhất là kimono đẹp.

Ở Philippines, người dân đón chào năm mới với những đồ vật hình tròn. Họ thường ăn 12 loại hoa quả có hình tròn – mỗi quả tượng trưng cho một tháng trong năm. Đối với họ, hình tròn có ý nghĩa về tiền tài và sức khoẻ bởi hình dạng đồng xu của đất nước Philippines cũng có hình tròn.

Tại Đan Mạch có phong tục độc đáo là đập vỡ những chiếc đĩa trước nhà hàng xóm để tỏ lòng yêu thương. Càng có nhiều đĩa được đập trước cửa nhà, chứng tỏ gia đình đó càng được nhiều người yêu quý. Hành động này cũng chứng tỏ lòng trung thành với bạn bè và các thành viên trong gia đình trong phong tục đón năm mới.

Vào ngày mùng 1 Tết, ngày đầu tiên của năm mới, người Nhật Bản thường ăn Osechi – món ăn đặc biệt cả về hình thức và nội dung.

Tại Nga thì cứ mỗi dịp năm mới, người dân viết những lời chúc và những hy vọng mới vào một tờ giấy và cho nó vào một cốc sâm-panh. Sau đó, vào đúng khoảnh khắc chuông đồng hồ điểm 12 giờ, họ sẽ nuốt toàn bộ điều ước của mình cùng với rượu sâm-panh.

 

Người dân Hy Lạp sẽ cuộn đồng xu vào một chiếc giấy bạc rồi đặt nó trong chiếc bánh mì hoặc bánh kem và nướng nó lên. Người mà cắn phải miếng bánh có chứa đồng xu sẽ gặp nhiều may mắn trong năm sắp đến. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngay khi tiếng chuông mừng năm mới vừa vang lên, mọi người sẽ mở cửa trước và rắc muối lên những bậc thềm. Việc làm này sẽ mang đến sự yên bình cũng như no đủ tới căn nhà và công việc kinh doanh trong năm tới.

Tại New York (Mỹ), thả quả cầu rơi đúng giờ giao thừa là biểu tượng không thể thiếu trong dịp đón chào năm mới tưng bừng ở Quảng trường Thời đại. Truyền thống này có từ năm 1907 và thu hút sự chú ý toàn thế giới. Vào đêm giao thừa, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại, họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống “Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời./. 

Comentários