Tìm hiểu Tester là gì? Những yếu tố cần thiết để trở thành một Tester

Reacties · 327 Uitzichten

Lĩnh vực công nghệ thông tin những năm trở lại đây vô cùng nhộn nhịp và đầy cạnh tranh. Có thể nói, thị trường nhân lực của ngành này cũng ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh những vị trí thường nhắc đến trong lĩnh vực công

Tester là gì?

Tester được hiểu là những người có khả năng nắm vững các công cụ, kỹ thuật và những kiến thức liên quan đến quá trình phát triển phần mềm. Trong giai đoạn phát triển phần mềm, Tester sẽ đảm nhận vai trò kiểm tra, đánh giá để đưa ra những thông số kỹ thuật phù hợp. đảm bảo sản phẩm tốt nhất khi trao đến tay khách hàng.

Về cơ bản, Tester sẽ tham gia và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc xác định kiện thử nghiệm cũng như tạo ra các thiết kế thử nghiệm cho phần mềm. Họ sẽ trực tiếp thử nghiệm, kiểm định sản phẩm, tính năng mới hoặc tính khả dụng của dự án và báo cáo cho bộ phận phát triển, nếu có lỗi sẽ kịp thời cải thiện sản phẩm.

tester-la-gi

Đôi khi, Tester không hoàn toàn xác định được các lỗi của phần mềm hay hệ thống. Tuy nhiên, họ có thể cân nhắc vào những nguyên tắc, quy luật để tìm ra các lỗi Bugs. Các quy luật và nguyên tắc sẽ có sự thay đổi, tùy chỉnh linh hoạt theo từng sản phẩm, phần mềm cũng như các tiêu chuẩn, kỳ vọng cụ thể.

Một tester phải đáp ứng những yêu cầu gì?

  • Hiểu rõ về sản phẩm, phần mềm mà mình kiểm tra.
  • Lên kế hoạch, chiến lược thử nghiệm cụ thể và tuân thủ thực hiện để tìm ra những vấn đề tiềm ẩn, lỗ hổng của sản phẩm.
  • Phân tích và đánh giá ưu/ nhược điểm cụ thể cũng như các rủi ro liên quan đến từng thành phần, giao diện trong sản phẩm.
  • Kiểm tra lại toàn một code.
  • Sử dụng các câu lệnh và công cụ tự động hóa.
  • Cập nhật liên tục những khía cạnh kỹ thuật của dự án. Có thể liên quan đến trình duyệt, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ,…
  • Phân tích và ghi nhận về mọi vấn đề, cung cấp phản hồi thích hợp và báo cáo lên bộ phận liên quan.

Tầm quan trọng của tester

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Chỉ khi phần mềm tốt, năng suất hoạt động mới hiệu quả và mang đến những thành phẩm chất lượng làm hài lòng khách hàng. Do đó, vai trò của Tester sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn hảo nhất mới trao đến tay khách hàng.

Hiệu quả về chi phí

Đây là một trong những lợi ích tuyệt vời mà Tester mang đến cho các doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra bất kỳ dự án công nghệ thông tin của các Tester, doanh nghiệp có thể biết được dự án nào đúng thời hạn để tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư. Bên cạnh đó, trong giai đoạn Testing có thể giúp doanh nghiệp phát hiện những lỗ hổng, kịp thời sửa chửa thì chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều.

tester-la-gi

Bảo mật tốt, ngăn chặn mọi rủi ro

Người tiêu dùng luôn hướng đến những sản phẩm đáng tin cậy, uy tín để sử dụng. Do đó, vấn đề bảo mật là lợi ích nhạy cảm và rất dễ bị tấn công của Tester. Trách nhiệm của các Tester là loại bỏ mọi rủi ro, ngăn chặn kịp thời các trục trặc xảy ra ở các sản phẩm phần mềm sao cho thành phẩm được chất lượng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Cải thiện trải nghiệm cho khách hàng

Đây được xem là một trong những mục tiêu chính mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được. Để chiếm trọn tình cảm của khách hàng, xây dựng thương hiệu uy tín, sản phẩm cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo chất lượng. Đó là lý do doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Tester, họ sẽ kiểm tra UI/UX và đảm bảo mọi thứ được tuyệt vời nhất cho người dùng.

Những định hướng Tester phổ biến hiện nay

Manual Tester

Đây được xem là lựa chọn phổ biến của phần lớn các bạn sinh viên đang theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin sắp ra trường. Manual Tester là những người kiểm tra, thử nghiệm phần mềm theo hình thức thủ công. Trở thành một Manual Tester không đòi hỏi ở bạn quá nhiều kiến thức chuyên sâu và nâng cao về lập trình, không sử dụng nhiều thuật toán, code.

Tuy nhiên, để theo đuổi con đường này, bạn cần phải có một tư duy logic tốt, am hiểu và nắm vững vàng các định nghĩa, kỹ thuật hỗ trợ test để có thể tìm ra lỗi một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, bạn đừng chọn theo Manual Tester chỉ vì nó phổ biến, nhiều người chọn mà chạy theo xu hướng. Công việc sẽ đi cùng bạn lâu dài nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ, chọn những gì mình đam mê và hết mình thực hiện.

tester-la-gi

Automation Tester

Đến với Automation Tester, không còn đơn giản như Manual Tester. Đây được xem là những người thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công nghệ dựa trên các công cụ, kỹ thuật hỗ trợ tự động. Những kết quả mà Automation Tester thu thập được đa phần sẽ đáng tin cậy hơn.

Những người Automation Tester sẽ dùng những dòng code do chính mình tạo ra để kiểm định phần mềm, dò lỗi bug. Do đó, để làm tốt vị trí này bạn cần hiểu rõ các tools, frameworks nào sẽ hỗ trợ tốt nhất để lựa chọn. Bên cạnh đó, bạn cần đầu tư khả năng về ngôn ngữ lập trình thật vững vàng thì mới linh động trong nhiều dự án, phần mềm khác nhau.

tester-la-gi

Những yếu tố cần thiết để trở thành một Tester

Về kiến thức nền tảng

Những kiến thức cơ bản có thể ví như cách bạn tạo nền móng cho một ngôi nhà. Khi nền móng được xây dựng vững chắc sẽ là một điểm tựa, khung xương nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà. Tương tự như công việc cũng vậy, nếu bạn chỉ đam mê mà không có kiến thức thì rất khó để hoàn thành công việc dù khó hay dễ. Bên cạnh kiến thức cơ bản đối với một Tester như kiến thức nền về tin học văn phòng, sử dụng máy tính, Internet, cài đặt phần mềm thì bạn phải biết cách đọc, phân tích phần mềm mới có thể thử nghiệm, phát hiện lỗi sai.

Do đó, những yêu cầu đối với một Tester là phải có sự am hiểu sâu rộng và thành thạo các công cụ, kỹ thuật công nghệ. Những đòi hỏi này không thể thực hiện trong “một sớm một chiều”, chúng cần thời gian trau dồi, rèn luyện, tích lũy từng chút một. Không phải ai cũng có thể thỏa mãn mọi tiêu chí, vì vậy bạn có thể đầu tư sâu hơn về những kiến thức cơ bản dưới đây thì đã có thể bắt đầu tốt với công việc này rồi đấy.

  • Database/SQL: Tester có nhiệm vụ xử lý những nguồn dữ liệu lớn và chúng thường được lưu trong các cơ sở dữ liệu MySQL, Oracle,… Do đó, bạn nhất định phải trang bị kỹ năng về Database/SQL nếu muốn làm Tester.
  • Lệnh Linux: phần lớn những ứng dụng phần mềm như Web Services, Database, Application Server đều được triển khai trên máy Linux. Do đó, là một Tester thì bạn không thể không biết các lệnh Linux.
  • Công cụ Test Management: Có thể nói đây là công cụ tiếp xúc hàng ngày với các Tester. Họ thường sử dụng công cụ này trong quá trình kiểm thử phần mềm. Nếu bạn không am hiểu Test Management thì mọi quy trình khác sẽ khó để thành công.
  • Công cụ Defect Tracking: đây là công cụ quản lý các lỗi và theo dõi chúng theo một hệ thống nhất định bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ khác nhau: QC, Bugzilla, Jira,… Do đó, kiến thức về công cụ này cực kỳ cần thiết cho một Tester.
  • Công cụ Automation: Những công cụ tự động hóa như: Selenium, Ranorex, Cucumber đóng vai trò cơ bản mà những người làm Tester không thể không biết.
tester-la-gi

Về kỹ năng mềm

Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian

Đây là kỹ năng cần thiết mà mọi người cần rèn luyện thành thói quen cho bản thân. Không chỉ riêng với người làm Tester mà mọi ngành nghề trong cuộc sống đều cần ở bạn kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian.

Bạn không thể biết trước mọi vấn đề sẽ xảy đến trong công việc. Hay bạn không thể né tránh những khó khăn, chọn những công việc đơn giản để làm được. Do đó, bạn hãy rèn luyện một tâm thế sẵn sàng đối diện với mọi thách thức, đặt ra những kỷ luật và deadline cụ thể cho từng đầu việc, nghiêm chỉnh thực hiện theo. Đảm bảo điều này, công việc của bạn trở nên dễ dàng và luôn hiệu quả.

Kỹ năng phân tích

Đây là kỹ năng rất quan trọng với những người Tester. Kỹ năng này sẽ giúp bạn chia nhỏ hệ thống phần mềm phức tạp thành những đơn vị nhỏ nhằm hiểu chi tiết về từng thành tố riêng lẻ. Nhờ đó, bạn có thể thu được kết quả kiểm thử phần mềm nhanh chóng, chỉn chu, không bị bỏ sót bất kỳ chi tiết nào.

tester-la-gi

Kỹ năng giao tiếp

Khi làm việc trong một tập thể với nhiều dự án khác nhau, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp truyền tải nội dung thông tin, báo cáo kết quả đến các bộ phận liên quan hay đối tác thuyết phục và chuyên nghiệp nhất. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả công việc cho chính bạn mà còn góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Kỹ năng sáng tạo

Là một Tester thì việc tìm kiếm những lỗi hỏng bug khác biệt mà chưa một ai nghĩ tới là cách giúp bạn nâng cao tay nghề, khẳng định bản thân.

Luôn làm mới bản thân

Công nghệ luôn luôn biến đổi, phát triển mỗi ngày. Là một Tester thì bạn phải cập nhật thông tin, kỹ năng và kiến thức liên tục để bản thân không bị thụt lùi phía sau thời đại.

Tinh thần trách nhiệm, cẩn thận

Tester không thể cẩu thả trong mọi thao tác làm việc, điều này sẽ vô cùng nguy hiểm cho công việc. Nếu bạn làm việc không có trách nhiệm, bỏ sót những lỗi nghiêm trọng của phần mềm thì khi trao đến tay khách hàng sẽ không đảm bảo chất lượng. Sự cẩu thả này có thể khiến doanh nghiệp đánh mất khách hàng và uy tín của bạn đối với đồng nghiệp, cấp trên cũng sẽ suy giảm đáng kể.

Kiến thức ngoại ngữ

Bên cạnh những kỹ năng thì việc học hỏi thêm một ngôn ngữ mới là điều rất cần thiết cho một Tester, đặc biệt là tiếng Anh. Làm việc trong môi trường công nghệ, bạn sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ nước ngoài thường xuyên. Sẽ là một cản trở lớn, làm trì hoãn tiến độ công việc nếu bạn không có hiểu biết về tiếng Anh. Việc tiếp cận những thông tin, tài liệu công nghệ quốc tế của bạn cũng bị hạn chế.

Tóm lại, sứ mệnh của một Tester chính là hỗ trợ phát triển phần mềm một cách toàn diện nhất, đem lại những trải nghiệm tuyệt hảo cho khách hàng. Có lẽ, bài viết này đã giúp bạn tìm thấy lời giải đáp cho câu hỏi “Tester là gì?” rồi phải không? Sẽ không bao giờ là muộn để bạn thực hiện đam mê của mình. Nếu mong muốn trở thành một Tester thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ đi nhé!

Reacties