Cách phân biệt tiền giả và tiền thật bằng mắt thường chính xác

Bình luận · 1597 Lượt xem

Cách phân biệt tiền giả và tiền thật bằng mắt thường đơn giản bằng cách như: soi tờ tiền dưới ánh sáng, dùng kính lúp, vuốt trên bề mặt tờ tiền..dễ dàng phát hiện tiền giả tinh vi chi bằng mắt

8 Cách phân biệt tiền giả và tiền thật cực đơn giản

Công nghệ ngày càng phát triển, cùng với những thủ thuật chụp, coppy, xử lý bằng phần mềm… đã cho ra đời những tờ tiền giả càng ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, dù thế nào thì tiền thật vẫn có 1 số yếu tố mà tiền giả không bắt chước được. Nhưng không phải ai ai trong chúng ta cũng đều biết phân biệt được tiền thật và tiền giả.

 

Đến nay, tiền giả có thể dễ dàng phân biệt được bằng tay và mắt thường khi kiểm tra các đặc điểm bảo an dành cho công chúng.
Thực tế cho thấy, dù được làm giả tinh vi ở mức độ nào thì tiền giả vẫn luôn có những đặc điểm khác vớitiền thật như: không có các đặc điểm bảo an (hoặc nếu có làm giả thì cũng chỉ mang tính chất mô phỏng, không thể giống thật); màu sắc có thể nhạt hơn, đậm hơn hoặc thiếu màu; hình ảnh, họa tiết không sắc nét, tinh tế như tiền thật… Các loại tiền giả polymer hiện nay, người tiêu dùng đều có thể kiểm tra, nhận biết bằng tay và mắt một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chủ quan không kiểm tra khi nhận tiền trong giao dịch, mua bán hàng ngày, thì vẫn có khả năng nhận phải tiền giả

1. Soi tờ bạc trước nguồn sáng để phân biệt tiền thật và tiền giả

Tiền thật có: – Hình bóng chìm: Nhìn thấy rõ hai mặt hình bóng chìm được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng.

– Dây bảo hiểm: Nhìn thấy rõ hai mặt dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc, có cụm số mệnh giá và chữ “NHNNVN” (hoặc “VND” – mệnh giá 10.000đ) tinh xảo, sáng trắng. Ở mệnh giá 50.000đ, dây bảo hiểm ngắt quãng, có cụm số “50000”.
– Hình định vị: hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau (nhìn thấy từ hai mặt).

Ở tiền giả: hình bóng chìm không tinh xảo. Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; một số trường hợp không có yếu tố này. Hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

2. Phân biệt tiền thật và tiền giả bằng màu

– Mực đổi màu (OVI): yếu tố này có màu vàng khi nhìn thẳng, đổi sang màu xanh khi nhìn nghiên.

– Hình ẩn nổi: Khi đặt tờ bạc nằm ngang tầm mắt 1800 nhìn thấy chữ “VN” nổi rõ ở mệnh giá 200.000đ, 10.000đ; chữ “NH” ở mệnh giá 50.000đ, 20.000đ.

-Yếu tố IRIODIN: là dải màu vàng chạy dọc tờ bạc, lấp lánh như ánh kim loại khi chao nghiêng tờ bạc.

Ở tiền giả: có làm giả yếu tố OVI nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật; không có yếu tố IRIODIN hoặc có in giả dải màu vàng nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.

3. Vuốt nhẹ tờ bạc kiểm tra tiền thật và tiền giả

Vuốt nhẹ tờ bạc ở các yếu tố in lõm sẽ cảm nhận được độ nổi; nhám ráp của nét in như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc huy; mệnh giá bằng số và bằng chữ; dòng chữ “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (ở mặt trước tất cả các mệnh giá).

– Dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, mệnh giá bằng chữ và bằng số, phong cảnh (ở mặt sau mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ).

Ở tiền giả: Vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.

4. Kiểm tra các cửa sổ trong suốt để nhận biết tiền thật:

– Cửa sổ lớn có cụm số dập nổi: là chi tiết nền nhựa trong suốt 2 mặt, ở phía bên phải mặt trước tờ bạc, có cụm số mệnh giá được dập nổi tinh xảo.

– Cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn (DOE): là chi tiết nền nhựa trong suốt 2 mặt, ở phía trên bên trái trước tờ bạc. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa…) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng.

Ở tiền giả: cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa số lớn không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.

5. Soi tiền dưới ánh sáng cực tím để nhận biết tiền giả:

Có 1 chi tiết là mệnh giá của tờ tiền in trong vùng hình chữ nhật bằng mực không màu, khi soi dưới đèn cực tím sẽ thấy vùng chữ nhật này phát quang và thấy rõ mệnh giá. Ở tiền giả vùng chữ nhật này phát quang yếu, hoặc không soi đèn cực tím cũng thấy rõ vùng chữ nhật này, vì được in bằng mực màu.

Chi tiết khác là số seri: khi soi đèn cực tím sẽ thấy dòng seri dọc màu đỏ phát quang màu cam, dòng seri ngang màu đen phát quang màu xanh dương. Với tiền giả thì số seri không phát quang hoặc phát quang yếu và không giống màu ở tiền thật..

6.  Phân biệt tiền giả bằng kính lúp:

Tiền thật có những chữ như là “VN” hay “NHNNVN” hay số mệnh giá được in siêu nhỏ, lặp đi lặp lại trong 1 vùng, dùng kính lúp sẽ thấy rõ các kí tự này.

7. Ngửi tờ tiền

Tiền polymer VND có mùi polymer đặc trưng. Ở tiền giả thì mùi rất là hôi như mùi nhựa, mùi bao nilon vậy. Yếu tố này thường giúp cho nhân viên ngân hàng phát hiện tiền giả trong 1 thép tiền mà không cần phải kiểm từng tờ, chỉ cần giũ nhẹ xấp tiền ngang mũi là biết được ngay.

8: Nghiêng qua nghiêng lại tờ tiền để biết thật giả

Có 1 số yếu tố hoa văn khi nghiêng qua nghiêng lại sẽ thấy hoa văn đổi màu. Tiền giả thì không đổi màu hoặc màu không như tiền thật.

Trên tờ tiền có 1 dãy băng dọc màu vàng ánh kim, trên đó có in số mệnh giá, khi nghiêng qua nghiêng lại ta thấy dãy băng này lấp lánh rất đẹp. Tiền giả thì không có yếu tố này, hoặc có thì không lấp lánh mà in chết 1 màu..

Bình luận