Chế độ nghỉ thai sản theo quy định mới nhất năm 2021 ? Thời gian nghỉ thai sản là bao lâu ?

Bình luận · 603 Lượt xem

Người lao động được nghỉ thai sản trong thời gian bao lâu ? Chế độ khám thai và chế độ nghỉ dưỡng sức đối với người lao động nữ khi sinh con ? Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện nay ? Luật sư tư vấn

1. Chế độ nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật ?

Thưa luật sư, tôi đang mang thai đã được 3 tuần tuổi. Tôi đang muốn tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản cho người lao động và khi nghỉ thai sản thì doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao đồng với tôi vì tôi nghỉ không thực hiện được công việc ở công ty không?
Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Chế độ nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

1.1 Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Theo đó, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc đóng bảo hiểm của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi như sau:

- Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.

- Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.

- Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Khi đáp ứng đủ thuộc vào các trường hợp được hưởng chế độ thai sản và quy định về đóng bảo hiểm theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

1.2 Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản

Theo đó, thời gian áp dụng chế độ thai sản có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai đến khi con ra đời và được đủ 12 tháng tuổi. Trong đó:

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai (Điều 32)

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Điều 33)

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con (Điều 34)

- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 02 tháng.

1.3 Mức nhận trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng 100% bình quân của mức lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng bảo hiểm.

Sau khi mức lương cơ bản đã được nâng lên theo quy định của Nghị định 72/2018/NĐ-CP, chế độ thai sản 2018 cũng đã tăng mức trợ cấp một lần cho lao động nữ sinh con. Từ ngày 01/07/2018 mức trợ cấp này sẽ là 2,78 triệu đồng/lần thay vì 2,6 triệu đồng/ lần như trước đây.

1.4 Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021) thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, bạn không phải lo về việc do bạn nghỉ thai sản không thực hiện được công việc tại công ty mà công ty sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Xem thêm:  Hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi ?

2. Nghỉ việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản ?

Thưa luật sư. Tôi có thắc mắc nhờ luật sư tư vấn. Tôi đóng bảo hiểm xã hội đã được 3 năm 7 tháng. Bắt đầu từ tháng 8/2011 tới tháng 02/2015 là tôi nghỉ làm. Ngày 7/5/2015 là tôi có thai, dự tính sinh là ngày 6/2/2016. Tôi đã ngưng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 2/2015.Tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Hiện tại tôi đang thất nghiệp và đang được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (3 tháng).
Cảm ơn luật sư !

 Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi1900.6162

Luật sư tư vấn:

Thời điểm bạn dự sinh là 6/2/2016 cho nên Luật áp dụng trong trường hợp này là Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực vào ngày 1/1/2016.

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.".

Để được hưởng chế độ thai sản thì bạn cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Bạn dự sinh ngày 6/2/2016 cho nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 2/2015 đến tháng 1/2016. Trong khoảng thời gian này bạn đóng bảo hiểm không đủ 6 tháng cho nên bạn không đủ điều kiện hưởng thai sản. Tham khảo bài viết liên quan: Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản hay không ?

Xem thêm:  Giải quyết chế độ thai sản mất bao lâu thời gian?

3. Mang thai được 1 tháng nhưng đã xin nghỉ việc thì có được chế độ thai sản ?

Thưa luật sư, tôi từng làm việc tại một công ty đóng đươc 9 tháng bảo hiểm xã hội, sau đó tôi nghỉ một thời gian tôi xin vào làm tại một công ty khác vào ngày 18.11.2014 nhưng tới ngày 19.01.2015 tôi mới được ký hợp đồng chính thức và bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội.

Tới đầu ngày 27.09.2015 tôi viết đơn xin nghỉ và được công ty duyệt làm hết ngày 02.10.2015 thì tôi nghỉ việc. Hiện tại tôi đang mang thai được gần 1 tháng nhưng tôi đã được công ty phê duyệt nghỉ việc từ ngày 03.10.2015. Xin luật sư tư vấn giúp tôi, tôi nghỉ như vậy có được hưởng chế độ thai sản không, nếu có thì tôi phải làm như thế nào, cơ quan nào sẽ giải quyết vấn đề đó của tôi.

Tôi xin cảm ơn luật sư.

Người gửi: V.M

Mang thai được 1 tháng nhưng đã xin nghỉ việc thì có được chế độ thai sản ?

Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Điều 31 LLuật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

Tuy nhiên, bạn không nói rõ thời điểm bạn sinh con là khi nào nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn sinh con trong năm 2016 nên bạn phải đáp ứng điều kiện: có đủ 6 tháng trở lên tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Nếu như đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu có đủ điều kiện thì bạn nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội quận/ huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết chế độ thai sản.

Xem thêm:  Ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản không?

4. Đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì có đồng thời được hưởng chế độ thai sản không ?

Chào luật sư, Em xin trình bày về trường hợp của em. Mong luật sư giải đáp giúp ạ Hiện tại em đã nghỉ việc và hưởng bảo hiểm thất nghiệp, em đang mang thai, dự kiến sinh của em là tháng 3 năm 2016. Em đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 11 năm 2014 đến hết tháng 10 năm 2015.

Vậy em có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, hưởng bảo hiểm 6 tháng lương cơ bản không ạ. Và vì em nghỉ việc nên em đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại địa phương để khi đi sinh được giảm tiền viện phí. Vậy khi đi làm hồ sơ để hưởng bảo hiểm thai sản trong giấy tờ ra viện của em nghề nghiệp là nông dân thì có được hưởng bảo hiểm thai sản không ạ ?

Em đang rất hoang mang. Mong luật sư giải đáp sớm ạ. Em xin cảm ơn.

Đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì có đồng thời được hưởng chế độ thai sản không ?

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

"Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này".

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Theo quy định trên, nếu bạn sinh con trước ngày 15 của tháng 3 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ 3/2015-2/2016 , nếu sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng 3 và tháng 3/2016 có đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ 4/2015 - 3/2016 trong thời gian này bạn đóng bảo hiểm từ 6 tháng trở lêm thì được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Do dó, nếu sinh trước ngày 15 của tháng thì từ 3/2015-10/2015 là bạn đã tham gia đóng bảo hiểm được 8 tháng, từ 4/2015-10/2015 thì đã đóng 7 tháng. Cả hai trường hợp này thì bạn đều được hưởng chế độ thai sản do đã đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng. Do đó thuộc một trong hai trường hợp này thì chị đều được hưởng chế độ thai sản.

Việc khai nghề nghiệp của bạn không ảnh hưởng đến việc bạn hưởng chế độ thai sản.

Xem thêm:  Sinh trước và sau ngày 15 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản?

5. Chế độ bảo hiểm thai sản cho lao động nữ theo luật BHXH 2014 ?

Xin kính chào Văn Phòng Luật Sư Minh Khuê Em có một số thắc mắc về chế độ bảo hiểm thai sản mong anh / Chị vui lòng tư vấn giúp em với ạ Thứ 1: Em tham gia bảo hiểm xã hội vào tháng 12/2012 đến 31/08/2015 thì em chấm dứt hợp đồng làm việc ở công ty, tính đến thời điểm em nghỉ việc thì em đã đóng bảo hiểm xã hội được 2 năm và 8 tháng. ( trích từ sổ bảo hiểm ).

Tuy nhiên sau đó em biết mình có thai và dự sinh vào ngày 23/05/2016, như vậy trường hợp của em thì có được nhận trở cấp thai sản 6 tháng lương + 2 tháng lương trợ cấp 1 lần sinh theo quy định của luật bảo hiểm xã hội không ạ? Hiện tại em không còn đi làm.

Thứ 2: Theo quy định mới nhất về luật bảo hiểm xã hội năm 2016 thì nếu vợ không tham gia bảo hiểm xã hội mà người chồng có tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng sẽ được 2 tháng lương căn bản, hiện tại chồng em tham gia bảo hiểm xã hội được 5 năm rồi. Vì nếu căn cứ vào thời điểm hiện tại thì em đang thất nghiệp ở nhà và em không có tham gia bảo hiểm xã hội , vậy thì trường hợp này chong em có được hưởng trợ cấp không ạ?

Mong quý luật sư tư vấn giải thích giúp em Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất , với thời gian đóng BHXH của bạn thì bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản, cụ thể điều kiện hưởng chế độ thai sản được xác định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội như sau:

"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi..."

Thứ hai, về chế độ thai sản đối với chồng bạn .

Điều 34 và Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con...

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.....

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con."

Vậy trong trường hợp này chồng bạn sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở ( 2.420.000 đồng ) và được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Nghỉ thai sản xong bị cho thôi việc đúng hay sai ?

6. Công ty cắt đóng bảo hiểm thì có được hưởng thai sản không?

Chào luật Minh Khuê, Tôi đóng bảo hiểm xã hội tại công ty được 4 năm 3 tháng. Hiện nay tôi xin nghỉ dưỡng thai trước khi sinh con là 4 tháng.
Vậy, Công ty có được phép cắt bảo hiểm của tôi không? Nếu công ty cắt đóng bảo hiểm cho tôi thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Xin cảm ơn.

 Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 6 điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì

"6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.".

Như vậy, trong thời gian bạn nghỉ dưỡng thai,bạn không đi làm cho nên người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm cho bạn.

Để xem xét việc bạn có hay không được hưởng chế độ thai sản thì cần xem xét thời gian bạn đóng bảo hiểm như thế nào.

Bạn không cung cấp thời điểm dự kiến sinh cho chúng tôi nên chúng tôi chia làm 2 trường hợp :

+ Nếu bạn sinh trước ngày 1/1/2016 thì áp dụng Luật bảo hiểm xã hội 2006 ( cụ thể là điều 28).

+ Nếu bạn sinh sau ngày 1/1/2016 thì áp dụng Luật bảo hiểm xã hội 2014 ( cụ thể là điều 31).

Điểm chung của 2 luật này đó là điều kiện để được hưởng thai sản là phải đóng đủ bảo hiểm 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Bạn không cung cấp thời điểm cụ thể đóng bảo hiểm cũng như thời điểm dự kiến sinh cho nên, chúng tôi chưa thể xác định được bạn có được hưởng chế độ thai sản hay không.

 

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Chế độ thai sản trong trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc được tính như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

Câu hỏi: Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Câu hỏi: Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ như thế nào?

Trả lời:

Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.

Bình luận