Hướng dẫn căn bản cài đặt VPS

Bình luận · 2298 Lượt xem

Bạn mới tìm hiểu về VPS và chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy yên tâm đọc bài này vì bạn đã đến đúng nơi cần đến rồi đó.

Đầu tiên bạn cần hiểu được VPS khác biệt rất nhiều so với shared hosting. Với VPS bạn sẽ phải cài đặt toàn bộ mọi thứ từ webserver đến PHP, MySQL để website có thể hoạt động được. Do đó, bạn sẽ cần một số kiến thức kỹ thuật nhất định để sử dụng.

I. Đăng ký VPS

Nếu bạn muốn VPS có chất lượng tốt, ổn định hãy lựa chọn một trong số các nhà cung cấp sau:

  1. Vultr chọn location Japan hoặc Singapore
  2. Digital Ocean chọn location Singapore hoặc San Francisco
  3. Linode chọn location Japan hoặc Singapore
  4. Ramnode chọn location Los Angeles hoặc Seattle

    II. Tìm hiểu các kiến thức căn bản

    Sau khi đăng ký xong VPS ở một trong số các nhà cung cấp trên, các bạn cần nắm được các câu lệnh SSH căn bản dùng để thao tác trên Linux.

    Do toàn bộ thao tác cài đặt VPS thông qua dòng lệnh console, nên tất nhiên bạn cần phải biết cách dùng ZOC Terminal kết nối VPS, hoặc sử dụng PuTTY cũng được. Dùng ZOC hay hơn vì bạn có thể copy/paste thoải mái. Mình đang dùng công cụ này.

    Tiếp theo tìm hiểu về một số Control Panel được giới thiệu trên Học VPS, cũng như tìm hiểu khái niệm LEMP, LAMP (2 loại webserver phổ biến nhất hiện nay).

    Thông thường khi sử dụng shared hosting bạn sẽ có thông tin FTP để upload dữ liệu, tuy nhiên VPS thì khác, nếu muốn dùng FTP thì bạn phải cài thêm service vào. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng tài khoản root để upload dữ liệu thông qua giao thức sFTP, chậm hơn FTP một chút nhưng bù lại không phải cài thêm service, tiết kiệm RAM cho VPS.

    VPS có một lệnh rất hay bạn nên biết đó là wget, cho phép bạn download trực tiếp file về server. Do đó, nếu bạn đang có file có direct link, hãy sử dụng công cụ này thay vì download xuống rồi up lên rất mất thời gian.

    Đôi lúc sau khi cài đặt xong các service, bạn cần phải điều chỉnh lại file cấu hình để hoạt động ổn định hơn theo đúng nhu cầu. Để thực hiện việc này, bạn có thể kết nối sFTP download file xuống rồi sửa bằng Notepad, hoặc sử dụng nano editor để chỉnh sửa ngay trên server.

    Cuối cùng là một số câu lệnh Linux bắt buộc phải nhớ trước khi tiến hành xây dựng VPS.

    III. Xây dựng VPS

    Sau khi chuẩn bị đủ các kiến thức căn bản (hoặc chuẩn bị sơ sơ cũng được vì khi cài đặt thực tế bạn sẽ hiểu rõ hơn), chúng ta sẽ bắt tay vào xây dựng VPS.

    Đầu tiên, một việc bắt buộc nên làm mỗi khi bạn tạo mới VPS đó là kiểm tra swap đã kích hoạt chưa. Đây là một dạng bộ nhớ ảo chức năng tương tự RAM nhưng sử dụng ổ cứng để lưu trữ. Tác dụng của swap là để tăng thêm bộ nhớ cho server. Nếu VPS của bạn sử dụng ổ cứng SSD, chưa tạo swap thì hãy tham khảo ngay bài hướng dẫn cài đặt swap trên CentOS hoặc trên Ubuntu. Nhớ là ổ cứng SSD hoặc có tốc độ I/O cao thì mới dùng làm swap được nhé, nếu không sẽ làm giảm performance hệ thống.

    Có 2 cách để cài đặt VPS đó là cài đặt tự động và cài đặt thủ công từng service một.

    1. Cài đặt tự động VPS

    Trong cài đặt tự động cũng có nhiều kiểu khác nhau, cài đặt cả hệ thống control panel có thể quản lý user, reseller, client tương tự như cPanel hoặc cài đặt tự động thông qua các bash script được một số cá nhân tự chế (trong đó có mình với HocVPS Script).

    Đặc điểm chung của việc cài đặt tự động đó là quá trình cài đặt rất dễ dàng, nhanh gọn. Bạn chỉ cần chạy 1 vài câu lệnh, nhập một số thông tin căn bản cần thiết vào rồi ngồi uống cafe chờ nó tự cài đặt từ đầu đến cuối là xong.

    Cài đặt cả control panel thì bạn dễ dàng sử dụng hơn do có giao diện trực quan nền web, tuy nhiên điểm yếu nó mang lại đó là việc phải cài đặt nhiều thành phần khác nhau dẫn đến tốn RAM và các vấn đề liên quan đến bảo mật do việc tự động cài đặt gây ra. Lời khuyên của mình là chỉ nên cài các control panel này để chơi cho biết, chứ không nên sử dụng lâu dài.

    Một số control panel nổi bật hiện nay như: Zpanel, Vesta Control Panel hoặc Kloxo-MR.

    Một số script tự động cũng rất nổi bật như: HocVPS Script (nổi bật nhất luôn), VPSSIM hoặc Centmin Mod

    Mình khuyến khích các bạn sử dụng HocVPS Script vì script này chỉ cài đặt các thành phần bắt buộc phải có với mỗi webserver, không cài thêm các service không cần thiết khác, đảm bảo tiết kiệm RAM nhất và không sợ các vấn đề bảo mật. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm VPSSIM, cũng là bash script nhưng cài đặt sẵn khá nhiều service, tốn tài nguyên hệ thống hơn.

    2. Cài đặt thủ công VPS

    Cài đặt thủ công tuy bạn phải tự mày mò cài đặt từng service, tối ưu từng cái rất tốn thời gian, tuy nhiên bù lại bạn sẽ học hỏi được nhiều điều nhất.

    Với những ai đang muốn bước chân vào thế giới VPS, thì mình khuyên nên mày mò tự cài đặt một webserver như LEMP hoặc LAMP, sau khi đã nắm rõ rồi hãy chuyển qua các script cài đặt tự động.

    Mình có 2 bài hướng dẫn để các bạn tham khảo ở đây:

    1. Cài LEMP trên CentOS, webserver là nginx nên tốc độ và hiệu suất cao hơn so với Apache.
    2. Cài LAMP trên CentOS cho những bạn đã quen với Apache hoặc code có nhiều rule htaccess.

    IV. Một số kiến thức cần thiết khác

    Đây là những kiến thức cao cấp hơn, không sử dụng thường xuyên nhưng bạn cũng nên biết khi quản trị VPS.

    1. Các thao tác với database

    Thông thường bạn có thể tạo database và user thông qua phpMyAdmin với tài khoản MySQL root, tuy nhiên, cách truyền thống vẫn là thông qua dòng lệnh.

    – Tạo mysql user và database bằng lệnh

    – Các câu lệnh MySQL cần phải biết

    – Reset MySQL root password

    Và còn nhiều bài viết hướng dẫn khác nữa trong chuyên mục Database

    2. Tối ưu server

    Khi đã có VPS hoạt động ổn định rồi thì việc tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó là tối ưu để hoạt động tốt hơn. Một số bài viết các bạn nên tham khảo như:

    – Cấu hình tối ưu cho VPS sử dụng HocVPS Script (chỉ với 2GB RAM chịu tải được hơn 4.600 người online)

    – Sử dụng Varnish

    – Tối ưu LEMP server hoặc LAMP server.

    – Tối ưu MySQL Query Cache

    – Tối ưu PHP với Zend OPcache

    – Cache database với memcached

    – Tăng tốc Nginx web server với Pagespeed

    3. Sao lưu server

    – Backup VPS với Duplicity

    4. Một số package cần thiết khác

    – phpMyAdmin trên CentOS hoặc Ubuntu

    – Email

    Hi vọng với bài viết tổng hợp này, các bạn đã có định hướng rõ ràng hơn để bắt đầu sử dụng VPS. Mọi băn khoăn thắc mắc vui lòng để lại comment bên dưới, mình sẽ trả lời cẩn thận.

Bình luận