Chinh phục câu giả định (Subjunctive) Tiếng Anh trong “một nốt nhạc”

Bình luận · 225 Lượt xem

Câu giả định (Subjunctive) là một đơn vị kiến thức cơ bản nhưng lại liên quan đến nhiều cấu trúc đặc biệt và khá rắc rối. Nếu bạn muốn tự tin mình đã nắm rõ và đầy đủ đơn vị kiến thức này thì bài viết này là dà

Câu giả định (Subjunctive) là một đơn vị kiến thức cơ bản nhưng lại liên quan đến nhiều cấu trúc đặc biệt và khá rắc rối. Nếu bạn muốn tự tin mình đã nắm rõ và đầy đủ đơn vị kiến thức này thì bài viết này là dành cho bạn.

Cùng điểm qua những nét chính về câu giả định (Subjunctive) trong Tiếng Anh qua bài viết dưới đây của IELTS LangGo nhé.

Tổng hợp đầy đủ lý thuyết và bài tập thực hành của câu giả định (Subjunctive)

Tổng hợp đầy đủ lý thuyết và bài tập thực hành của câu giả định (Subjunctive)

1. Câu giả định (Subjunctive) trong tiếng anh là gì?

Câu giả định (Subjunctive) là loại câu sử dụng khí người nói mong muốn người nghe thực hiện một hành động gì đó. Sắc thái của câu giả định sẽ giảm nhẹ hơn câu mệnh lệnh, không mang tính chất ép buộc mà chỉ dừng ở mức mong muốn, hy vọng đối phương có thể làm theo.

Cần lưu ý rằng câu giả định không phải là câu cầu khiến hay câu mệnh lệnh. Câu giả định chỉ có tính chất cầu khiến. Vì lớp nghĩa muốn người khác thực hiện 1 hành động nào đó cho mình tương tự như câu cầu khiến nên khiến nhiều ng nhầm lẫn.

Ví dụ:

  • She asked me to tạe part in the dance competition with her. (Cô ấy đề nghị tôi tham gia cuộc thi nhảy với cô ấy.)
  • I wish it weren’t rainy today. (Tôi ước gì hôm nay trời không mưa.)

2. Cấu trúc câu trả định (Subjunctive) trong tiếng Anh

Câu giả định có cấu trúc khá đa dạng trong ngữ pháp Tiếng Anh. Ở đây, IELTS LangGo tổng hợp 6 cấu trúc câu giả định phổ biến và hay gặp nhất.

2.1 Câu giả định với Would rather

Để bạn có thể dễ theo dõi thì LangGo đã chia cấu trúc câu giả định với “would rather” làm 2 phần. Hãy bắt đầu với cấu trúc của Would Rather trong câu đơn nhé!

  • “Would rather” trong câu đơn (gồm 1 chủ ngữ duy nhất):

“Would rather” trong cấu trúc này đóng vai trò là động từ khuyết thiếu. Dùng để thể hiện sở thích, niềm yêu thích của người nói với một thứ gì đó.

Cấu trúc:

S + would rather + V infinitive (V nguyên thể)

Ví dụ:

  • We would rather eat something healthy today. ( Chúng tôi muốn ăn một thứ gì đó lành mạnh hôm nay.)
  • She would rather live in Viet Nam with her husband. (Cô ấy muốn sống ở Việt Nam với chồng.)
  • “Would rather” trong câu ghép (tồn tại hai chủ ngữ khác nhau):

“Would rather” dùng để biểu đạt mong muốn muốn người khác làm gì đó của người nó. Trong cấu trúc này, tất cả động từ theo sau “would rather” sẽ phải lùi thì.

Cấu trúc 1: Diễn tả sự việc, hành động đối lập với thực tế đang diễn ra ở hiện tại:

S1 + would rather + (that) S2 + Ved (động từ ở dạng quá khứ)

Ví dụ:

  • would rather my boyfriend bought me that dress. (Tôi muốn bạn trai mua cho tôi chiếc váy đó.)
  • She would rather her brother were silent for a moment. (Cô mong muốn anh trai mình im lặng trong giây lát.)

Cấu trúc 2: Diễn tả sự việc, hành động đối lập với thực tế ở quá khứ

S1 + would rather + (that) S2 + had + Ved/PII (động từ ở thì quá khứ hoàn thành)

Ví dụ:

  • She would rather her friend had met the deadline of the whole group. (Cô ấy muốn rằng bạn mình đã làm đúng thời hạn nộp bài của cả nhóm.)
  • She would rather her father had spent more time with family. (Cô mong muốn cha cô đã dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.)

Lưu ý: Trong cấu trúc “would rather” với hai chủ ngữ khác nhau, động từ tobe sẽ luôn chia là “were” với tất cả các ngôi

Ví dụ:

  • would rather my boyfriend were a doctor instead of a teacher. (Tôi mong muốn bạn trai tôi là bác sĩ thay vì là một giáo viên)
  • She would rather her best friend were in the same city as her. (Cô ấy mong muốn bạn thân của cô ấy sẽ ở cùng một thành phố với cô ấy)

2.2 Câu giả định It's time/It is time

Cấu trúc “it’s time/it is time” dùng để nói về tính cấp thiết, khẩn cấp của một hành động, sự việc tại thời điểm nói. Câu giả định này có lớp nghĩa phổ biến là “đã đến lúc ai đó phải làm gì”.

Cấu trúc câu giả định It’s time/ It is time trong Tiếng Anh

Cấu trúc câu giả định It’s time/ It is time trong Tiếng Anh

Cấu trúc 1: It’s time (that) + S + Ved/ VII

Lưu ý: trong câu trúc này, động từ trong mệnh đề that cũng sẽ bị lùi một thì, cách lùi tương tự với would rather.

Ví dụ:

  • It’s time that her math lesson began. (Đã đến lúc tiết học toán của cô ấy bắt đầu..)
  • It’s time that Tom had finished her assignment. (Đã đến lúc Tom hoàn thành bài tập của mình.)

Cấu trúc 2: It’s time +for sb + to V

Ví dụ:

  • It’s time for her to come back home. (Đã đến lúc cô ấy phải trở về nhà.)
  • It’s time for her to prepare for her next presentation. (Đã đến lúc cô ấy phải chuẩn bị cho bài thuyết trình tiếp theo của mình.)

2.3 Câu giả định với As if/As though

Cấu trúc “As if/As though” được dùng với lớp nghĩa “như thể là”. Cấu trúc này khi được sử dụng ở hiện tại và quá khứ có sự khác biệt. Hãy học từng loại để phân biệt rõ ràng nhất nhé!

  • Diễn tả hành động, sự việc ở hiện tại

Cấu trúc 1: S + Vs/es + as if/ as though + S + Ves/s (giả định có thể là thật ở hiện tại)

Ví dụ:

  • He looks as if he realizes what is going on here. (Anh ấy trông như thể anh nhận ra chuyện gì đang diễn ra.)

→ Anh ấy có thể thực sự nhận ra chuyện gì đang diễn ra.

  • She acts as though she is fine. (Cô ấy làm như thể cô ấy vẫn ổn.)

Cấu trúc 2: S + Vs/es + as if/ as though + S + Ved (giả định không có thật)

Ví dụ:

  • He looks as if realized what is going on here. (Anh ấy trông như thể anh ấy đã nhận ra chuyện gì đang diễn ra.

→ Sự thực là anh ấy không hề nhận ra chuyện gì đang diễn ra.

  • She acts as though she was fine. (Cô ấy biểu hiện như cô ấy vẫn ổn)

→ Sự thực là cô ấy không ổn chút nào.

  • Diễn ra ở quá khứ:

Cấu trúc 1: S + Ved + as if/ as though + S + Ved (giả định có thể là thật ở quá khứ )

Ví dụ:

  • Mary looked as if she didn’t know that bad news. (Mary trông như thể cô ấy không biết tin xấu đó.)

→ Mary có thể thật sự đã không biết tin xấu đó.

  • Mike acted as though he were the most handsome guy in the class. (Mike đã hành động như thể anh ấy là người đẹp trai nhất trong lớp.)

Cấu trúc 2: S + Ved + as if/as though + S + Ved/II (không có thật)

Ví dụ:

  • Mary looked as if she hadn’t known that bad news. (Mary trông như thể cô ấy không hề biết tin xấu đó.)

→ Sự thật là Mary có thể đã biết tin xấu đó.

  • Mike acted as though he had been the most handsome guy in the world. (Mike đã hành động như thể anh ấy là người đẹp trai nhất trên thế giới.)

Cấu trúc câu giả định As if/ As though trong Tiếng Anh

Cấu trúc câu giả định As if/ As though trong Tiếng Anh

2.4 Câu giả định với Wish

Cấu trúc này dùng thể hiện ước muốn ở người nói, tức là chỉ một tình huống đối lập hoàn toàn với hiện tại.

Cấu trúc 1: Diễn tả sự việc, hành động đối lập với thực tế đang diễn ra ở hiện tại:

S1 + wish (chia theo thì của câu) + (that) S2 + Ved (động từ ở dạng quá khứ)

Ví dụ:

  • wish I could play the violin as well as him. (Tôi ước mình có thể chơi đàn violin giỏi như anh ấy.)
  • She wishes she were at home to not miss my eighteenth birthday party. (Cô ấy ước gì cô ấy ở nhà để không bị lỡ mất bữa tiệc sinh nhật 18 tuổi của tôi.)

Cấu trúc 2: Diễn tả sự việc, hành động đối lập với thực tế ở quá khứ

S1 + wish (chia theo thì của câu) + (that) S2 + had + Ved/PII (động từ ở thì quá khứ hoàn thành)

Ví dụ:

  • She wished he had learned by heart these vocabulary before going to class. (Cô ước cố đã học thuộc lòng tất cả những từ mới này trước khi đến lớp.)
  • He wished he hadn’t booked this hotel. (Anh ước gì anh đã không đặt khách sạn này.)

Cấu trúc 3: Diễn tả sự việc, hành động ở tương lai (nhưng không chắc sẽ thật sự xảy ra)

Ví dụ:

  • She wishes she would be a millionaire in the future. (Cô ước mình sẽ trở thành triệu phú trong tương lai.)
  • He wished he would pass the interview and worked for the same company as me.(Anh ấy ước anh ấy sẽ qua vòng phỏng vấn và làm chung công ty với tôi)

2.5 Câu giả định với động từ đặc biệt

Một số động từ mang tính chất giả định phổ biến trong Tiếng Anh

  • ask (yêu cầu)
  • request (yêu cầu)
  • Insist (năn nỉ)
  • suggest (gợi ý)
  • recommend (gợi ý)
  • Propose (đề nghị)
  • Urge (thúc giục)
  • Advise (khuyên bảo)
  • Desire (mong muốn)

Cấu trúc chung:

S1 + V (động từ giả định + S2 + V (nguyên thể)

Ví dụ:

I suggest that you go to the hospital right this morning. (Tôi đề nghị bạn nên đi khám ở bệnh viện ngay sáng nay.)

She proposed that our department plan a trip to relax after this difficult time. (Cô ấy đề xuất rằng bộ phận của chúng tôi lên kế hoạch cho một chuyến đi để thư giãn sau khoảng thời gian khó khăn này.)

2.6 Câu giả định với tính từ

Bên cạnh các cấu trúc với động từ, câu giả định cũng có thể thành lập từ các tính từ. Dưới đây là một số tính từ mang tính chất giả định phổ biến trong Tiếng Anh:

  • important (quan trọng)
  • necessary ( cần thiết)
  • crucial (cốt yếu)
  • essential (thiết yếu)
  • vital (sống còn)
  • obligatory (bắt buộc)
  • urgent (khẩn cấp)
  • imperative (khẩn yếu)

Cấu trúc chung:

It’s + adj (tính từ giả định) + that + clause (mệnh đề)

Ví dụ:

  • It’s important that citizens raise their awareness about the environment. (Điều quan trọng là người dân nâng cao nhận thức về môi trường.)
  • It’s obligatory that you read the material before going to class. (Bạn bắt buộc phải đọc tài liệu trước khi đến lớp.)

2.7 Các trường hợp câu giả định đặc biệt khác

Ngoài các trường hợp trên, còn có những trường hợp câu giả định đặc biệt mà ít bạn biết đến khác như:

  • Câu giả định dùng với tính chất cảm thán, thường bao hàm các yếu tố siêu nhiên.

Ví dụ:

  • God save my family (Chúa phù hộ cho gia đình tôi)
  • God be with you(Tạm biệt)
  • Câu điều kiện loại 2, loại 3:

Cấu trúc câu điều kiện loại 2: Diễn tả hành động, sự việc không có thật ở hiện tại

If S + Ved, S + would V

Ví dụ:

  • If I were you, I would never accept his confession. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận lời tỏ tình của anh ấy.)
  • If she applied for that job, she would be my colleague. (Nếu cô ấy nộp đơn cho công việc đó, cô ấy sẽ là đồng nghiệp của tôi.)

Cấu trúc câu điều kiện loại 3: Diễn tả hành động, sự việc không có thật ở quá khứ

If S +V had Ved/VII + S + would + have Ved/VII

Ví dụ:

  • If you had finished the homework, you wouldn’t have been complained by the teacher. (Nếu bạn đã hoàn thành bài tập về nhà, bạn sẽ không bị giáo viên phàn nàn.)
  • If he had remembered your birthday, he would have shown up without the reminder. (Nếu anh ấy nhớ sinh nhật của bạn, anh ấy sẽ xuất hiện mà không cần nhắc nhở.)

3. Bài tập về câu giả định (Subjunctive) trong tiếng anh

Bài 1: Chia động từ trong ngoặc theo dạng đúng của động từ

  1. It’s time for her … (learn) English.
  2. The teacher …. (recommend) that parents … (take) part in this competition with their children.
  3. I would rather that Max …. (tell) me about the difficulty she was facing.
  4. It’s about time she … (go) to the bed.
  5. It’s important that she … (pass) the interview and …. (get) the job.
  6. Lynn … (suggest) that we … (try) to A restaurant when we …(come) to Da Nang city.
  7. Mia … (wish) she…. (not forget) her mom's birthday.
  8. It’s vital that we still … (have) food in this difficult time.
  9. I …(wish) I… (be) rich in 20 year later.
  10. He … (act) as if he…. (know) I … (lie). (không có thật).

→ Đáp án:

  1. learb
  2. recommends/ take
  3. had told
  4. went
  5. pass/get
  6. suggested/ try/come
  7. wishes/ hadn’t forgot
  8. have
  9. wish/ would be
  10. acts/knew/ was lying

Trên đây là toàn bộ những điểm chính của đơn vị ngữ pháp câu giả định (subjunctive) cùng bài tập thực hành. Hy vọng với bài viết trên, những bài tập trên trường và các kỳ thi có liên quan đến câu giả định không còn làm khó bạn.

Để khám phá thêm nhiều đơn vị, cấu trúc ngữ pháp khác, theo dõi ngay chủ điểm ngữ pháp IELTS của LangGo nhé.

Nguồn: https://langgo.edu.vn/chinh-phuc-cau-gia-dinh-subjunctive-tieng-anh-trong-mot-not-nhac

Bình luận