Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?

Комментарии · 751 Просмотры

rong chiến lược của mình, Bộ TT&TT đang tìm cách tạo cơ chế thúc đẩy sự phát triển của các mạng xã hội Việt Nam. Điều này liệu có khả thi với sự phổ biến của Facebook và YouTube tại thị trường trong nước?

Những con số thống kê của The Research Service đã chỉ ra rằng, Facebook và YouTube hiện đang chiếm lĩnh thị trường mạng xã hội tại Việt Nam. Đây cũng là 2 mạng xã hội phổ biến và chiếm thị phần lớn nhất trên bình diện thế giới.

Việt Nam hiện được xếp thứ 7 về số lượng người dùng Facebook với khoảng 60 triệu người sử dụng. Tp.HCM thậm chí còn xếp thứ 6 về lượng người sử dụng Facebook tại các khu đô thị lớn.

Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?
Việt Nam hiện đứng thứ 7 trên thế giới về số lượng người sử dụng Facebook. Tuy nhiên đến tận lúc này, Facebook vẫn chưa đặt văn phòng đại diện và thành lập pháp nhân tại thị trường Việt Nam. (Số liệu của The Research Service).

Theo khảo sát của tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam, trong số các quốc gia mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte), một mạng xã hội do chính người Nga phát triển.

VK có khoảng 100 triệu người dùng thường xuyên tại Nga. Mạng xã hội này cũng phổ biến tại các nước thuộc khối Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG) với tổng cộng khoảng 170 triệu người dùng.

Tại một quốc gia khác là Trung Quốc, Facebook và YouTube cũng chiếm thị phần rất nhỏ. Tuy nhiên khác với Nga, Trung Quốc có sự cấm đoán và kiểm duyệt chặt chẽ với các mạng xã hội nước ngoài. Trong khi đó, các sản phẩm dịch vụ số nội địa tại Trung Quốc lại hình thành nên được một hệ sinh thái riêng với khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng trong nước.

Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?
Một vài thống kê về lượng người sử dụng của các ứng dụng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam. Trong số này có 2 cái tên nội là Zalo của VNG và Mocha của Viettel. 

Tại Việt Nam, bên cạnh sự phổ biến của Facebook và YouTube, một doanh nghiệp nội là Zalo hiện có khoảng 40 triệu người sử dụng hàng tháng. Đây là một con số đáng kể khi tổng lượng người sử dụng Zalo chiếm tới một nửa dân số Việt Nam và bằng gần 70% số người sử dụng Facebook.

Thực tế này không chỉ có ở phần lượng mà còn tồn tại cả ở phần chất. Những số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của người Việt Nam là 3,55 giờ trên Facebook. Với Zalo, con số này không thua kém quá xa khi đạt xấp xỉ 2,12 giờ sử dụng.

Bên cạnh Zalo, cũng cần phải nhắc tới một cái tên khác là Mocha của Viettel. Sau hơn 3 năm kể từ ngày ra mắt, ứng dụng mạng xã hội này hiện đã có khoảng 4,5 triệu người sử dụng. Có thể nói rằng, sự xuất hiện, phát triển nhanh và mạnh mẽ của Zalo và Mocha là những minh chứng sống động cho khả năng giành giật thị trường của các mạng xã hội Made in Việt Nam trước những đối thủ lớn như Google hay Facebook. 

TÀI TRỢ
Biến chứng nghiêm trọng vì giảm đau nhức xương khớp sai cách
Biến chứng nghiêm trọng vì giảm đau nhức xương khớp sai cáchTin tài trợ
 
Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?
Thống kê của Pew Research Center cho thấy, người Việt có thói quen đọc tin tức online vượt trội so với các nước có cùng chung mức GDP. Điều tương tự cũng diễn ra ở một quốc gia Châu Á khác là Hàn Quốc. Với sự thích ứng nhanh của người Việt với các công nghệ mới, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các mạng xã hội tại Việt Nam. 

Theo kết quả khảo sát năm 2017 của viện nghiên cứu Pew Research, người Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về sở thích đọc tin tức trên mạng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những quốc gia càng phát triển thì người dân ở đó lại càng có thói quen đọc tin tức online. Hay nói một cách khác, việc đọc tin tức online tỷ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế của các nước.

Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt là trong nhóm các quốc gia có GDP ở mức thấp, người Việt Nam có sự vượt trội về sở thích đọc tin tức online trên mạng. Về điểm này, Việt Nam có sự tương đồng với Hàn Quốc khi người dân ở quốc gia này cũng có sở thích đọc tin tức online vượt trội so với các nước có cùng chung mức độ phát triển GDP.

Trước thực trạng hiện tại của môi trường mạng xã hội tại Việt Nam, định hướng của Bộ TTTT là thúc đẩy sự phát triển của các mạng xã hội trong nước. Điều này được thực hiện bằng việc tạo ra môi trường chính sách công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tránh tình trạng bảo hộ ngược như nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng đề cập.

Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?
Trong chiến lược phát triển hệ sinh thái các sản phẩm số Việt, Bộ TTTT sẽ có biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp nội như Zalo và Mocha trong cuộc chiến cạnh tranh với các mạng xã hội xuyên biên giới. 

Theo ông Lê Duy Tiến, thành viên của tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái Việt Nam, Bộ TTTT sẽ thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ có số lượng người sử dụng lớn trên thị trường. Nhờ có lượng dữ liệu lớn, những doanh nghiệp này biết được sở thích và hành vi của người dùng, từ đó có thể tạo nên biểu đồ về thói quen của người dùng trên mạng.

Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ thúc đẩy những doanh nghiệp lớn tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Ngoài ra, cũng cần phải nói tới các doanh nghiệp nhỏ. Đây là nhóm doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái vệ tinh, gồm những mạng xã hội có quy mô nhỏ hơn và chuyên biệt, tập trung vào các cộng đồng có cùng chung một tính chất như kết nối nhà trường và phụ huynh học sinh, kết nối bệnh nhân với bệnh viện, cộng đồng của các khu dân cư...

Bộ TTTT cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nhằm tìm kiếm sự chuyển giao công nghệ, đồng thời kết nối hợp tác kinh doanh với những đối tác nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển mạng xã hội.

Комментарии